Đang xử lý.....

Mô tả CTĐT 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Địa lí học

 

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo

+ Tiếng Việt: Địa lí học 

+ Tiếng Anh: Geography

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 62310501

- Tên ngành đào tạo

+ Tiếng Việt: Địa lí học

+ Tiếng Anh: Geography

- Trình độ đào tạo: tiến sĩ

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: 

+ Tiếng Việt: Địa lí học

Địa lí học

+ Tiếng Anh: Doctor of  Philosophy in Geography

Geography

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

- Đào tạo những Nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và có khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu.

- Đào tạo những Nhà khoa học có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi được đào tạo, nghiên cứu sinh tốt nghiệp phải đạt các yêu cầu sau:

  •  Về phẩm chất đạo đức

             Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành yêu nghề, trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống. Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong lĩnh vực khoa học mà mình nghiên cứu.

  •  Về kiến thức và kỹ năng

- Có hệ thống tri thức khoa học về Địa lí học.

- Hiểu biết chính xác và chắc chắn về các kiến thức về ngành Địa lí nói chung và kiến thức chuyên sâu về Địa lí học.

- Có khả năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn, đồng thời phát triển các kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy về Địa lí học.

- Có thể độc lập trong công tác nghiên cứu.

- Có khả năng phối hợp nghiên cứu khoa học  với các nhà khoa học ở trong và ngoài nước, đặc biệt là tham gia vào các chương trình nghiên cứu của quốc gia và quốc tế.

- Có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh:

Xét tuyển đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 9 hàng năm.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Nguồn tuyển sinh là giảng viên, chuyên viên các trường cao đẳng, đại học; giáo viên các trường phổ thông; chuyên viên các Sở Giáo dục và cán bộ nghiên cứu về Toán giải tích trong nước và nước ngoài, có chú ý các đối tượng ưu tiên (vùng miền, dân tộc ít người, người nước ngoài...).

Điều kiện đăng ký xét tuyển nghiên cứu sinh thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của “Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ” ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009; Quyết định số 350/QĐ-ĐHTN ngày 26 tháng 04 năm 2012 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên ban hành Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của Đại học Thái Nguyên .

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ cần có các điều kiện sau:

3.2.1. Về văn bằng và (công trình công bố nếu có)

- Có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp/gần. Nếu bằng thạc sĩ ngành khác thì phải có bằng Đại học chính quy ngành đúng/phù hợp, và có ít nhất 01 bài báo nội dung phù hợp với chuyên ngành dự tuyển công bố trên tạp chí khoa học/tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ.

- Có bằng đại học hệ chính quy ngành đúng/phù hợp loại giỏi trở lên.

- Có bằng đại học hệ chính quy ngành đúng/phù hợp và có ít nhất 01 bài báo nội dung phù hợp với chuyên ngành dự tuyển công bố trên tạp chí khoa học/tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ.

3.2.2. Về kinh nghiệm công tác

- Được đăng ký dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp: Có bằng thạc sĩ/bằng đại học chính quy loại giỏi.

- Phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác, chuyên môn phù hợp với ngành dự tuyển tính từ ngày có quyết định tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ: Người có bằng tốt nghiệp hệ chính quy loại khá.

3.3. Danh mục các chuyên ngành đúng/phù hợp/gần

- Danh mục các chuyên ngành đúng:

Địa lí học                                                                                60310501

- Danh mục các chuyên ngành phù hợp (có bằng thạc sĩ):

1. Địa lí tự nhiên                                                                    60440217

2. Địa lí tài nguyên và môi trường                                         60440220

3. Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý                            60440214

4. Quản lý tài nguyên và môi trường                                     60850101

5. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí                60460106


PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

1. Kiến thức

Có hệ thống tri thức khoa học Địa lí vững vàng và am hiểu những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Địa lí học.

Có khả năng hướng dẫn hoạt động chuyên môn, phát triển các kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy về Địa lí nói chung, đặc biệt về chuyên ngành Địa lí học.

Ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B2 tiêu chuẩn châu Âu.

2. Kỹ năng

Có khả năng độc lập trong công tác nghiên cứu, biết vận dụng các kiến thức cơ sở và chuyên ngành để giải quyết những bài toán theo nhu cầu của cuộc sống, góp phần vào sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Có khả năng phối hợp nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước, đặc biệt là tham gia vào các đề tài, chương trình  nghiên cứu của Quốc gia và Quốc tế.

Có khả năng chủ trì các seminar, hội thảo, hội nghị trong lĩnh vực Địa lí học và Địa lí.

Đáp ứng tốt công việc giảng dạy và nghiên cứu Địa lí, đặc biệt chuyên ngành Địa lí học trong các trường Đại học, Cao đẳng và các Viện Nghiên cứu.

Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để trao đổi học thuật và đọc tài liệu.

3. Thái độ

Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân, trung thành với Tổ quốc và nhân dân; Tư cách đạo đức cá nhân tốt, có lối sống lành mạnh, văn minh, giản dị và khiêm tốn, tận tụy với công việc được giao, trung thực trong chuyên môn và trong cuộc sống; Không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của tập thể và bản thân trong khoa học; Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục,  đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

4. Vị trí và Khả năng công tác của NCS sau khi tốt nghiệp

Có khả năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học về Địa lí học và Địa lí tại các trường Đại học, Cao đẳng; có thể làm việc tại Viện Địa lí - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, cũng như các cơ quan khác của Nhà nước.

5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và năng lực giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học ngành Địa lí và chuyên ngành Địa lí học.

 

 

PHẦN III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

1.1. Nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 96 tín chỉ       

Trong đó: + Các học phần tiến sĩ:                                          08 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:         08 tín chỉ

+ Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:            80 tín chỉ

1.2. Nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 114 tín chỉ       

Trong đó: + Các học phần bổ sung kiến thức:                       16 tín chỉ

+ Các học phần tiến sĩ:                                          08 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:         08 tín chỉ

+ Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:            80 tín chỉ

1.3. Nghiên cứu sinh có bằng cử nhân ngành đúng

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 143 tín chỉ       

Trong đó: + Các học phần bổ sung kiến thức:                       47 tín chỉ

+ Các học phần tiến sĩ:                                          08 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:         08 tín chỉ

+ Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ:            80 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khung chương trình dành cho các NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng

Mã số học phần

 

Tên học phần

Số

tc

Loại giờ tín chỉ

Mã số HP học trước

Phần chữ

Phần

số

LT

BT

TH

1. Các học phần bắt buộc

4

 

 

 

 

ĐLNV

601

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lí nhân văn

2

2

 

0

 

ĐLNN

602

Những vấn đề phát triển nông nghiệp và nghiên cứu địa lí nông nghiệp - nông thôn.

2

1

 

1

 

2. Các học phần tự chọn (chọn 2/4 học phần )

4

 

 

 

 

ĐLCN

603

Những vấn đề phát triển công nghiệp và nghiên cứu địa lí công nghiệp

2

1

1

 

 

ĐLDL

604

Những vấn đề phát triển du lịch và nghiên cứu địa lí du lịch

2

1

1

 

 

ĐLTC

605

Toàn cầu hóa và những vấn đề địa lí toàn cầu

2

1

1

 

 

ĐLST

606

Sinh thái học cảnh quan ứng dụng trong phát triển kinh tế

2

1

 

1

 

3. Chuyên đề đào tạo trình độ tiến sĩ (6 TC)

 

 

Chuyên đề 1

2

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 2

2

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 3

2

 

 

 

 

4. Bài tiểu luận tổng quan (2 tín chỉ)

 

 

Tổng quan theo đề tài luận án

2

 

 

 

 

5. Nghiên cứu khoa học (Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp đơn vị đào tạo)

6. Semina luận án ở bộ môn

7. Luận án tiến sĩ

 

 

Luận án bảo vệ cấp Cơ sở

 

 

 

 

 

Luận án bảo vệ cấp Đại học

 

 

 

                   

Ghi chú: Các chuyên đề tiến sĩ nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của mình. Nghiên cứu sinh tự đề xuất hướng nghiên cứu chuyên đề dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp

2.2.1. Các học phần học bổ sung:

NCS hoàn thành các học phần bổ sung như sau (chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng phê duyệt cho từng đối tượng chuyên ngành):

STT

Mã số HP

Tên học phần

Số

TC

Số giờ tín chỉ

Mã số các HP tiên quyết

Lý thuyết

TH/ TL/ Xêmina

Bài

tập

II.2

Kiến thức chuyên ngành                                            16

II.2.1

Bắt buộc                                                                       10

16

ETO533

Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

3

2

1

 

ESG 523

17

GEV 533

Những vấn đề địa lýKT-XH Việt Nam

3

2

1

 

ESG 523

18

RDT 532

Phát triển vùng

2

1

1

 

ESG 523

19

PSP 532

Những vấn đề xã hội trong địa lí dân cư

2

1

1

 

 

II.2.2

Tự chọn  (chọn 2/4 môn)                                              6

20

CCR 533

Văn hoá và các vùng văn hoá Việt Nam

3

2

1

 

 

21

GRW 533

Địa chính trị khu vực và thế giới

3

2

1

 

 

22

GNM 533

Địa lý Trung du miền núi phía Bắc

3

2

1

 

 

23

ENR 533

Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

3

2

1

 

 

III

Luận văn                                                                     13           

Tổng cộng

   60

                 

2.2.2. Khung chương trình tiến sĩ:

 NCS hoàn thành chương trình tại Phần III, mục 2.1

2.3. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

2.3.1. Các học phần học bổ sung (Các học phần ở trình độ thạc sĩ):

STT

Mã số HP

Tên học phần

Số

TC

Số giờ tín chỉ

Mã số các HP tiên quyết

Lý thuyết

TH/ TL/ Xêmina

Bài

tập

I

PHẦN I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG                    9

1

PHI514

Triết học

4

3

1

 

 

2

ENG515

Tiếng Anh

5

3

2

 

 

II

PHÂN II. KHỐI KIÊN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH  

II.1

Kiến thức cơ sở                                                           22

II.1.1

Bắt buộc                                                                       15

3

FPG 523

Những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương

3

2

1

 

 

4

ESG 523

Những vấn đề địa lý KT-XH đại cương

3

2

1

 

 

5

GIS 523

GIS và Viễn thám ứng dụng

3

2

1

 

 

6

MAC 522

Bản đồ học nâng cao

2

1

1

 

 

7

PTG 523

Những vấn đề dạy học địa lí trên Thế giới và Việt Nam

2

1

1

 

 

8

VES 522

Địa lí Biển Đông Việt Nam

2

1

1

 

 

II.1.2

Tự chọn (chọn 3/7 môn)                                                  7

9

MRG523

Phương pháp luận  và phương pháp nghiên cứu khoa học địa lí

3

2

1

 

 

10

VTN 522 

Lịch sử phát triển lãnh thổ và xác lập biên giới quốc gia Việt Nam

2

1

1

 

 

11

GOT 522

Địa lý du lịch

2

1

1

 

 

12

ERE 522

Kinh tế tài nguyên và môi trường

2

1

1

 

 

13

ESD 522

Môi trường và Phát triển bền vững

2

1

1

 

 

14

MTT 522

Lí luận dạy học hiện đại

2

1

1

 

 

15

EPG 523

Tiếng Anh chuyên ngành

3

2

1

 

 

II.2

Kiến thức chuyên ngành                                            16

II.2.1

Bắt buộc                                                                       10

16

ETO533

Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế

3

2

1

 

ESG 523

17

GEV 533

Những vấn đề địa lýKT-XH Việt Nam

3

2

1

 

ESG 523

18

RDT 532

Phát triển vùng

2

1

1

 

ESG 523

19

PSP 532

Những vấn đề xã hội trong địa lí dân cư

2

1

1

 

 

II.2.2

Tự chọn  (chọn 2/4 môn)                                              6

20

CCR 533

Văn hoá và các vùng văn hoá Việt Nam

3

2

1

 

 

21

GRW 533

Địa chính trị khu vực và thế giới

3

2

1

 

 

22

GNM 533

Địa lý Trung du miền núi phía Bắc

3

2

1

 

 

23

ENR 533

Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

3

2

1

 

 

III

Luận văn                                                                     13           

Tổng cộng

   60

                 

2.3.2. Khung chương trình tiến sĩ:

NCS hoàn thành chương trình tại mục Phần III, mục 2.1

Ghi chú: Những người tốt nghiệp thạc sĩ ngành gần, những người tốt nghiệp thạc sĩ ngành đúng nhưng đã tốt nghiệp từ 10 năm trở lên thì căn cứ vào tình hình cụ thể và đề xuất của người hướng dẫn, trưởng đơn vị chuyên môn xác định số lượng tín chỉ và các học phần bổ sung kiến thức mà nghiên cứu sinh cần phải theo học.