2. Nhiệm vụ
- Giúp Hiệu trưởng đề xuất quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát triển hệ thống CNTT của Trường:
+ Quản lý, bảo dưỡng và vận hành toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT của Trường;
+ Hỗ trợ các đơn vị trong trường khai thác ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý;
+ Hỗ trợ các Khoa trong việc triển khai các chương trình bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;
+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị quản lý các phòng máy CNTT, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và giảng viên toàn Trường.
- Giúp Hiệu trưởng tổ chức và khai thác hiệu quả hệ thống mạng nội bộ và mạng internet của Trường:
+ Xây dựng và triển khai việc quản lý các cơ sở dữ liệu quan trọng của Trường và các đơn vị trong Trường;
+ Quản trị và tổ chức khai thác có hiệu quả mạng nội bộ, mạng internet của Trường;
+ Quản trị Website của đơn vị cũng như các phần mềm quản lý để phục vụ công tác điều hành quản lý chung của đơn vị.
- Tổ chức quản lý tốt hoạt động của Thư viện, phục vụ cho việc khai thác, sử dụng thông tin của cán bộ và người học:
+ Giúp Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và khai thác tốt hệ thống Thư viện điện tử của Trường; phối hợp với Trung tâm Học liệu của Đại học Thái Nguyên và các đơn vị liên quan để khai thác nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ và người học;
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng và sử dụng hiệu quả Thư viện sách; tổ chức phòng đọc, phòng mượn sách một cách khoa học, tránh thất thoát, lãng phí;
+ Chủ trì việc số hoá giáo trình và phương thức khai thác dữ liệu, hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý nhằm khai thác có hiệu quả thông tin phục vụ giảng dạy và nghiên cứu;
+ Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Thư viện trường Đại học, quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ thông tin và học liệu trong Trường:
+ Dịch vụ CNTT;
+ Dịch vụ học liệu.
3. Hoạt động thư viện
Thư viện điện tử là tòa nhà 5 tầng tọa ngay trong khuôn viên nhà Trường có diện tích sàn 2.934 m2, hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của thư viện đại học, có đầy đủ các chủng loại sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh, nguồn học liệu số, tạp chí… phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng của Trường với 22.924 đầu với 122.736 cuốn tài liệu, 27 tên tạp chí, tài nguyên học liệu điện tử cho thư viện số hơn 6.000 tài liệu. Năm 2020, Thư viện của Trường được đầu tư, nâng cấp lên thư viện điện tử với vốn đầu tư hơn 80 tỉ đồng từ Chương trình ETEP tạo khuôn viên thân thiện và gần gũi với sinh viên, Thư viện được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, quản lý tự động theo công nghệ RFID bao gồm các thiết bị hiện đại như: 01 Máy trả sách tự động 24/7; 02 máy mượn trả sách tự động Selfcheck, 04 thiết bị tra cứu nhanh all- in -one, 01 máy ScanRobot 2.0; 07 máy chủ, cổng an ninh thư viện, hệ thống kiểm soát ra vào MK. Không gian học tập thoáng mát được thiết kế tiện nghi, thân thiện truyền cảm hứng đến bạn đọc bao gồm: 12 phòng đọc trong đó có 02 phòng thuyết trình, 09 phòng học nhóm, 01 phòng họp trực tuyến, 01 phòng sản xuất học liệu và các không gian học tập chung; bên cạnh đó còn có không gian cho các dịch vụ thông tin gồm: các quầy thông tin, khu vực trưng bày tài liệu mới, khu vực sử dụng máy tính, các điểm truy cập nhanh, trạm mượn, trả sách tự động,... không gian cho các dịch vụ, sản phẩm đặc biệt gồm khu vực trưng bày truyền thống, khu vực trưng bày các sản phẩm khoa học của Trường,...và không gian làm việc của cán bộ thư viện; Không gian giao lưu học tập gồm các điểm gặp gỡ, khu vực cà phê, khu vực đọc giải trí, có hơn 100 máy tính, wifi miễn phí tại các tầng ...; không gian học tập của thư viện có thể cùng lúc phục vụ khoảng hơn 800 chỗ ngồi.
Thư viện, nguồn học liệu, trang thiết bị học tập và CSVC khác là điều kiện để thực hiện mục tiêu đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN luôn coi trọng việc đầu tư nâng cấp Thư viện và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, coi đây là yếu tố cơ bản, có tính chất nền tảng để đảm bảo chất lượng đào tạo. Tăng cường CSVC, phát triển hệ thống học liệu phục vụ học tập, đào tạo là một trong những chương trình hành động đổi mới có tính chiến lược trong phát triển Nhà trường. Cho đến nay hệ thống học liệu, CSVC trang thiết bị dạy học của Trường đáp ứng đủ để phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho cán bộ, GV và người học của Trường. Toàn bộ nguồn học liệu của Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên được quản lý bằng phần mềm ALEPH, ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ mới trong Quản lý vận hành, Quản lý khai thác và Quản lý phát triển; gồm Hệ thống phần mềm ALEPH với tính năng nổi bật là phân hệ quản lý tài liệu theo mã môn học cùng các ứng dụng khác như: Primo Central Index, SFX và Metalib của Công ty Ex Libris đã triển khai tại Thư viện các đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Oxford,….
Bên cạnh đó thư viện còn có đội ngũ tâm huyết với nghề đã và đang không ngừng nỗ lực, trau dồi xây dựng, quản lý, cải tiến dịch vụ và tài nguyên để Thư viện là môi trường học tập lý tưởng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường, cán bộ viên chức của Thư viện có 11 người được đào tạo bài bản, trình độ đội ngũ gồm có: 01 Thạc sĩ, 10 cử nhân Tổ chức và hoạt động của Thư viện được thực hiện theo đúng «Quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm Thông tin – Thư viện». Thư viện có đầy đủ các văn bản thông báo công khai quy định, thời gian phục vụ và nội quy của từng phòng chức năng và trên website Trường.
Thư viện đã tổ chức xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin học liệu ở cả hai dạng in ấn và điện tử, đã cung cấp nguồn học liệu cơ bản của các ngành từ các tài liệu in, tài liệu số hóa, liên kết đến Trung tâm số Đại học Thái nguyên; sách, tạp chí điện tử từ nguồn tài liệu ngoại sinh trực tuyến được chỉ mục thông qua một cơ sở dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây với hơn 3,5 tỷ biểu ghi, được cập nhật thường xuyên, cùng các kết nối tới toàn văn khi sẵn có với 52.074 sách điện tử và 82.464 tạp chí điện tử miễn phí từ hơn 1.200 nhà cung cấp nội dung, bao gồm các nhà xuất bản quốc tế và khu vực, nhà tích hợp nội dung, ấn phẩm xuất bản truy cập mở (green/hybrid), kho học liệu số từ hàng trăm trường đại học trên toàn cầu, cùng hơn 90 loại hình tài liệu khác nhau. Tất cả đều được khai thác thông qua lớp ứng dụng cổng tích hợp kiến thức và tra cứu mục lục chung, thống nhất Primo Discovery System đáp ứng mọi nhu cầu nghiên cứu giảng dạy và học tập, NCKH của bạn đọc trong toàn Trường có 22.924 đầu với 122.736 cuốn tài liệu, 27 tên tạp chí. Về tài nguyên học liệu điện tử cho thư viện số hơn 6.000 tài liệu. Xây dựng chính sách phát triển, hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin với một số thư viện và trung tâm thông tin khác trong nước như: tham gia Chi hội Thông tin Thư viện các trường Đại học, Cao đẳng khu vực miền núi và Trung du phía Bắc, Trung tâm Số Đại học Thái Nguyên.
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên luôn tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp giảng dạy để phục vụ chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao năng lực thực hành và NCKH cho giảng viên và sinh viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Để đạt được mục tiêu tổng thể nói trên cần sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị và xây dựng học liệu cho thư viện điện tử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trường xác định việc xu hướng đào tạo từ truyền thống sang dạy trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ, sự cần thiết phải số hoá các tài liệu Thư viện có đủ điều kiện kỹ thuật để đa dạng và tăng nguồn học liệu phục vụ cho các chương trình đào tạo của Nhà trường đặc biệt nguồn tài liệu số. Tháng 12/2020, Phòng Sản xuất học liệu đi vào hoạt động, giảng viên, sinh viên có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông (ghi hình video, dựng phim, làm chương trình phát thanh và webiste). Trường đã triển khai được 45 bài giảng Elearning phục vụ tốt cho công tác đào tạo của Nhà trường. Những nguồn lực học tập được đầu tư mới, bảo trì đã hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH, phục vụ cộng đồng của Nhà trường.
Hằng năm, Thư viện xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì nguồn học liệu, cơ sở dữ liệu trực tuyến. Kế hoạch bổ sung được Hiệu trưởng phê duyệt và được thực hiện trong năm học trong đó xác định rõ kinh phí bổ sung tài liệu hàng năm dao động từ 200 triệu đến 250 triệu đồng.
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, góp phần tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc trong Trường, hàng năm Thư viện phối kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh vên Nhà trường tổ chức các hoạt động như: Ngày Hội Đọc sách và văn hóa đọc, trưng bày, xếp sách nghệ thuật nhân các ngày Lễ, Khai giảng đầu năm học mới của Nhà trường. Số lượt người sử dụng hàng năm đến Thư viện khoảng gần 8.000 lượt bạn đọc đến Thư viện. Thư viện luôn lấy sự hài lòng của bạn đọc để làm thước đo cho công tác phục vụ của mình, với mục tiêu phấn đấu thư viện không chỉ là nơi học tập, nghiên cứu mà còn là nơi thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, là nơi cộng tác và chia sẻ kiến thức giúp hoàn thành tốt hơn nữa việc Dạy và Học. Kết quả đánh giá cho thấy kết quả sử dụng thiết bị mang lại hiệu quả thiết thực, sự đáp ứng nguồn học liệu, chất lượng phục vụ của thư viện đạt khoảng 98% sự hài lòng từ cán bộ, sinh viên và người học. Các dữ liệu theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực học tập được lưu trữ bằng hệ thống phần mềm ALEPH (http://lib.tnue.edu.vn) giúp việc theo dõi có thể truy xuất dễ dàng;
Với sự đầu tư đồng bộ, hiện đại, nguồn tài liệu phong phú và trang thiết bị thông minh đi đôi với đội ngũ cán bộ thư viện chuyên nghiệp, Thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh góp phần tạo nên sự thành công trong sự phát triển của Nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung, tầm nhìn đến năm 2035, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trở thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia, ngang tầm với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Là một cơ quan văn hóa nên trong quá trình hoạt động, Thư viện luôn quan tâm tới việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và đảm bảo tuân thủ luật Sở hữu trí tuệ tới toàn thể cán bộ nhân viên trong đơn vị.
4. Hoạt động CNTT
Với 08 chuyên viên CNTT, Phòng đã phải đảm nhiệm hầu hết các hoạt động về CNTT trong trường : từ sửa chữa thiết bị, khắc phục sự cố, phục vụ thực hành vi tính, theo dõi thi công các công trình CNTT, cho đến xây dựng các dự án CNTT của Trường, thiết kế và quản lý Website, hỗ trợ đào tạo huấn luyện giáo viên và sinh viên…
Bộ phận CNTT hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị trong trường quản lý và vận hành hiệu quả nhiều phần mềm :
+ Phần mềm Quản lý Đào tạo IU.
+ Các phần mềm kế toán MISA, Trí tuệ 8.0
+ Phần mềm Quản lý Văn bản iOFFICE
+ Các phần mềm thi TestOnLine
+ Thi trắc nghiệm (Moodle).
+ Phần mềm Quản lý Nhân sự.
+ Phần mềm Quản lý Sinh viên.
+ Phần mềm Quản lý Sinh viên nội – ngoại trú (Ký túc xá)
+ Phần mềm quản lý Khoa học.
+ Phần mềm Quản lý Tài sản.
+ Phần mềm Quản trị thư viện tích hợp.
+ Hệ thống My Site của toàn thể cán bộ, giảng viên.
Tất cả các đơn vị và cá nhân trong Trường đã được cấp và sử dụng account mail theo tên miền *@tnu.edu.vn.
Mỗi năm bộ phận trực phòng thực hành vi tính (08 phòng máy) đã phục vụ hơn 40.000 lượt sinh viên với hơn 3.600 tiết thực hành, đáp ứng tốt các yêu cầu của đào tạo
Website của Trường với tên miền: http://www.tnue.edu.vn (có 26 chuyên trang của các Khoa, Bộ môn, các đoàn thể, Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn, Ký túc xá, Đào tạo, Tuyển sinh, Ba công khai, Năng lực đội ngũ, Đổi mới giáo dục…) đã trở thành một kênh thông tin quan trọng trong các hoạt động văn hóa, quản lý chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Mỗi năm, bộ phận CNTT còn phục vụ cho hàng chục hội thi, hội thảo, hội diễn, gameshow, các hoạt động thể thao, văn hóa, các lễ kỷ niệm diễn ra trong trường… ngoài ra, còn phối hợp hoạt động hiệu quả với nhiều ban nghành Trung ương và địa phương trong việc đảm bảo yêu cầu về CNTT cho các sự kiện mang tầm Quốc gia, Quốc tế tổ chức tại Trường.